Chào mừng bạn ghé thăm website tuvandichvucongtam.com
Hotline: 0902.504.239 - 0919.989.817
MENU

CÁC KHOẢN CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN

01-01-1970
Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đang được quy định tại Điều 6 của TT 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN có hiệu lực từ ngày 02/08/2014 và đã được sửa đổi bổ sung tại:

CÁC KHOẢN CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN

Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đang được quy định tại Điều 6 của TT 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN có hiệu lực từ ngày 02/08/2014 và đã được sửa đổi bổ sung tại:

+Điều 6 của TT 119/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 01/09/2014

+Điều 1 chương I của TT 151/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 15/11/2014

I.Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu áp đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a)Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b)Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

c)Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Quy định về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt tham khảo tại đây : Các trường hợp được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.

-Trường hợp mua hàng có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên mà chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nhưng khi thanh toán doanh nghiệp dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đó xuống (tức là chi phí này không được tính vào CP được trừ nữa).

Chú ý: Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực (Tức là trước ngày 02/08/2014) thì không phải điều chỉnh lại (tức là vẫn được tính vào chi phí được trừ).

-Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; mà hóa đơn này được thanh toán theo các quy định trên thì được tính vào chi phí được trừ.

II.Các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN:

Gồm các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại phần I nêu trên và các trường hợp đặc biệt, khống chế mức chi như sau:

1.Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động sẽ bị loại khỏi CP được trừ nếu:

-Đã hoạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán. Hoặc trả sau thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.

-Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng Công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

-Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành, sản xuất, kinh doanh.

Chú ý: Theo CV 4568/TCT-TNCN ngày 16/10/2014 của Bộ Tài Chính thì “Trường hợp Công ty TNHH một thành viên trả tiền lương, tiền công, tiền thù lao cho chủ sở hữu công ty là giám đốc trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh thì được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản thu nhập trên được coi là tiền lương và phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công theo quy định.”

Công văn 4568 này làm cho rất nhiều kết oàn nghĩ rằng sẽ được tính vào chi phí được trừ đối với lương của giám đốc công ty TNHH MTV khi học tham gia vào điều hành hoạt động SXKD.

Nhưng đến ngày 03/03/2015, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn 727/TCT-CS đã giải đáp vấn đề trên:

“Tại tiết d, điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm:

“d)Tiền lương, tiền công cảu chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quảng trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh.”

Căn cứ đặc thù của Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH MTV được thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp thì khoản chi tiển lương, tiền công của chủ Doanh nghiệp tư nhân, chủ Công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh) đều thuộc khoản chi phí quy định tại tiết d, điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên.”

-Chú ý: Sẽ bị loại phần trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động nếu vượt mức quy định ( không được vượt quá 20 lần mức lương tối thiểu chung ( 20 X 1.150.000 = 23 triệu ); phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định (vượt 2%)) (Theo điểm 2.10 khoản 2 điều 6 của TT 78).

-Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động được tính vào chi phí được trừ như : chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mất, chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hổ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ lương thực hiện trong năm chia 12 tháng.

Quỹ lương thực hiện trong năm được quy định tại tiết c, điểm 2.5, khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài Chính.(Tức là các khoản chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ).

2.Các khoản chi: quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng: Khống chế 15% tổng số chi được trừ.

-Phần vược trên 15% tổng số chi được trừ sẽ bị loại.

-Chú ý:

+Tổng số chi được trừ này không bao gồm các khoản chi khống chế nêu trên.

+Đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra. Đối với hàng hóa nhập khẩu thì giá mua của hàng hóa bán ra bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Đối với hoạt động kinh doanh đặc thù như xổ số, trò  chơi điện tử có thưởng, đặt cược, casino thì tổng chi phí được trừ không bao gồm chi phí trả thưởng.

+Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm:

-Khoản hoa hồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng hóa, dịch vụ đúng giá.

-Khoản hoa hồng trả cho nhà phân phối của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Đối với tổ chức nhận được khoản hoa hồng thì phải kê khai tính vào thu nhập chịu thuế, đối với cá nhân nhận được hoa hồng thì phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi chi trả thu nhập.

-Các khoản chi phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có) như: Chi phí nghiên cứu thị trường thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường, chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phất triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu.

Chú ý: Bắt đầu từ ngày 01/01/2015, khi Luật số: 71/2014/QH13, Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014

-LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC LUẬT VỀ THUẾ có hiệu lực thì tại Điều 1 - Khoản 4 : “Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9”
 của luật sửa đổi số 32/2013/QH13 - tức là “Dỡ bỏ trần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh 15% cho doanh nghiệp”

=>Bắt đầu từ năm 2015, các chi phí quảng cáo trên không còn bị khống chế nữa.

3.Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của cá nhân - đối tượng không phải tổ chức tín dụng hoặc tổ chứng kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

4.Chi trả tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với DN tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả tiền vay đã được ghi nhận vào gái trị của tài sản ,giá trị công trình đầu tư.

Chú ý:

+Bắt đầu từ ngày 01/03/2014 kể từ khi nghị định 222/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì khi góp vốn doanh nghiệp cũng phải chuyển khoản (Nếu góp bằng tiền -> người góp vốn dùng tiền gửi vào TK của công ty – TK đã được đăng ký với cơ quan thuế bằng mẫu 08/MST) Theo điều 6 của NĐ 222.

+Tại điều 23 - của NĐ 155/2013/NĐ-CP – Quy định xử phạt hành vi trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (HL:01/01/2014) thì:

            1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

            a)Tiếp tục hoạt động khi đạ kết thức thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn;

            b)Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.

            2.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn đã đăng ký.

5.Chi khấu hao tài sản cố định sẽ bị loại trong các trường hợp sau:

-Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa cả, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề… được triach1 khấu hao tính vào chi phí được trừ.

-Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thu6o5c quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính) hoặc không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán.

-Phần trích khấu hao vượt mức quy định tại TT 45/2013/TT-BTC - về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hoặc phần khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.

DN thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao. DN hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ đối với một số tài sản cố định theo quy định tại TT 45/2013/TT-BTC. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

-Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luận chuyển,… không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.

-Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống đổi với những doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh và không được cấp phép kinh doanh vận tải hành khách du lịch, khách sạn. (Trừ ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô)

+Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng, thanh lý xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì :

Giá trị còn lại của xe = nguyên giá - số khấu hao lũy kế của xe tính đến thời điểm chuyển nhượng, thanh lý xe.

-Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dùng cho sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trich khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vài chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu.

-Quyến sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ. Quyền sử dụng đất có thời hạn được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình; Tài sản cố định hựu hình là nhà cửa, vật kien61t rúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định hữu hình vào sử dụng. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá ghi trên hợp đồng mu aba61t động sản (tài sản) phù hợp với giá thị trường nhưng không được thấp hơn giá đất tại bảng giá đất do Ủy bạn nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản. Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài không tách riêng được giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng được xác định theo giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản.

6. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.

-Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong trường hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm

7. Chi nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý.

Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất san phẩm va lưu tại doanh nghiệp.

Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

8. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn nhưng không lập Bảng kê 01/TNDN kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán. Chi tiết xem tại đây: Chi phí không có hóa đơn

9. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đ6òng điện nước mang tên chủ nhà cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh. Nếu không có đủ chứng từ sẽ bị loại:

-Trường hợp DN thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước phải có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC) kèm theo các hóa đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thue địa điểm sản xuất kinh doanh.

-Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sẩn xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ nhà cho thuê địa điểm kinh doanh phải có bảng kê (theo mẩusố 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78) kèm theo chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.

10. Chi trang phục tiền hay bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ cho người lao động vượt quá 5 triệu đồng/người/năm thì phần vượt sẽ bị loại.

Dù chi bằng tiền hay hiện vật hoặc cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi không được vượt quá 5 triệu đồng/người/năm.

Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.

11. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bị loại bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế động đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm phát luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản Lý Thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chích khác theo quy định của pháp luật.

            Chú ý: Theo khoản 13 - điều 7 của TT 78 thì khoản chi tiền phạt vị phạm hợp đồng được tính vào chi phí được trừ.

12. Các loại thuế:

-Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chổ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Chú ý: Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hoạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhận doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định.

Ngoại trừ 2 trường hợp không được tính vào chi phí được trừ:

            +Mua hàng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

            +Phần thuế GTGT không được khấu trừ của ô tô dưới 9 chỗ ngồi chở người mà doanh nghiệp không chuyên kinh doanh vận tải, du lịch, khách sạn.

Theo khoản 9 của điều 14 TT 219/2013/TT-BTC

-Thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp;

-Thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân.

13. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc thi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.

14.Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao Động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanmh nghiệp có khoản tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, giấy điều động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

15. Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.

Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao đ6ọng được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghịa vụ đối với các khoản bảo hiểm bắt buộc cho người lao động theo quy định của pháp luật trước sau đó mới được tính vào chi phí được trừ đối với khoản bảo hiểm tự nguyện nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các khoản chi cho chường trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp tiền bảo hiểm bắt buộc).

16. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài Chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu kho đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.

17. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh lại giá thành các khoản mục tiền tệ có gốc ngoài tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là : tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá ho6i1d9oai1 do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).

Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) d9uo72c phân bổ dần vào trong doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thởi gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.

Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá đoái phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hoạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.

Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hồi đoái được tính vào chi phí được trừ là khoản chênh lệch tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ thu hoặc khoản cho vay vốn ban đầu.

18. Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế cụ thể như sau:

Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc do tổ chức, cá nahn6 khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

+Hồ sơ đối với tải sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tại, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:

-Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về tải sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn.

-Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hoàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhâ tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cả nhân về tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa co thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn tha61tco1 xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

-Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự việc thiên tại, dịch bệnh, hỏa hoạn là trong thời gian đó có xảy ra thiên tại, dịch bệnh, hỏa hoạn.

-Hồ sơ bồi thường thiệt hai được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
-Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

19. Hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường thì tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên được tính vào chi phí như sau:

-Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên.

-Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

-Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

-Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

Chú ý: Doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý văn bản giải trình về tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn; hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường chậm nhất khi nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của năm xảy ra tài sản, hoàng hóa bị tổn thất, bị hư hỏng. Các hồ sơ khác (bao gồm Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, bị hư hỏng; Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế; Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có); Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bổi thường (nếu có) và các tài liệu khác) được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

20. Chi phí về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu từ để hình thành tài sản cố định.

Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi tiền vay thì khoản chi này được tính vào gái trị đầu tư. Trường hợp giai đạo đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả tiền vay thì khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư. Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp phát sinh cả khoản chi trả tiền lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi thì được bù trừ giữa khoản chi trả tiền lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm trừ giá trị đầu tư